a
§ Tác giả: Bernard Avishai | Nguồn: The New Yorker
Biên dịch: Lưu Vũ | Hiệu đính:  za
10/07/2022
File:Nassim Nicholas Taleb DLD 2009-006.jpg - Wikimedia Commons
Nassim Nicholas Taleb. Ảnh: Wikimedia.

Nassim Nicholas Taleb nói với Bloomberg Television vào ngày 31 tháng 3 rằng ông “phát cáu” mỗi khi đại dịch coronavirus được gọi là “thiên nga đen” – thuật ngữ ông đặt ra để chỉ một sự kiện thảm khốc, hiếm có, không thể đoán trước, trong cuốn sách cùng tên (The Black Swan) bán chạy nhất năm 2007 của mình. Theo những gì ông nói gần đây, “Thiên nga đen” nhằm giải thích lý do tại sao, trong một thế giới nơi mọi người được kết nối với nhau, chúng ta cần thay đổi các phương thức kinh doanh và chuẩn mực xã hội, chứ không phải để đưa ra “một cụm từ sáo rỗng cho bất kỳ điều tồi tệ nào làm chúng ta ngạc nhiên.” Bên cạnh đó, đại dịch hoàn toàn có thể dự đoán được – ông cũng như Bill Gates, Laurie Garrett và những người khác, đã dự đoán nó. Vì vậy nó là “một thiên nga trắng.” Taleb nói với Bloomberg: “Chúng tôi đã đưa ra cảnh báo, để hiệu quả, bạn nên xử lý nó từ trong trứng nước.” Chính phủ các nước “không muốn chi tiêu một xu nào trong tháng 1; giờ đây họ sẽ phải chi hàng nghìn tỷ ”.

Cảnh báo mà ông đề cập đã xuất hiện trong một bài báo vào ngày 26 tháng 1, khi virus vẫn mới lây lan chủ yếu ở Trung Quốc. Ông cùng Joseph Norman và Yaneer Bar-Yam là đồng tác giả của bài báo này. Bài báo cảnh báo rằng do “mức độ kết nối gia tăng,” sự lan truyền sẽ trở nên “phi tuyến tính.” Đó là hai nhân tố chính khiến Taleb lo lắng. Đối với các nhà thống kê, “phi tuyến tính” mô tả các sự kiện rất giống với một đại dịch: một kết quả đầu ra không tương xứng với các yếu tố đầu vào đã biết (ví dụ, chúng ta biết về cấu trúc và sự phát triển của mầm bệnh), do cả những yếu đầu vào không biết và không thể biết (chúng ta không biết về thời gian ủ bệnh của chúng ở người hoặc đột biến ngẫu nhiên), hoặc do tương tác bất thường giữa các yếu tố đầu vào khác nhau (các khu chợ ẩm ướt và du lịch bằng máy bay), hoặc do sự gia tăng theo cấp số nhân (từ sự tiếp xúc chéo của con người trong mạng lưới), hoặc do cả ba nguyên nhân trên.

“Đây là những vấn đề về sự diệt vong,” tờ báo viết, khẳng định rằng nó “dẫn đến sự tuyệt chủng cuối cùng tất định.” Các tác giả kêu gọi “cắt giảm mạnh mẽ các mạng lưới kết nối,” cùng các biện pháp khác mà chúng ta đang kết hợp với quy định ở nguyên tại chỗ và giãn cách xã hội. “Những người đứng đầu đóng vai trò ra quyết định cần phải hành động nhanh chóng,” các tác giả kết luận, “và tránh suy nghĩ sai lầm rằng sự tôn trọng thích đáng đối với sự bất định khi đối mặt với thảm họa không thể đảo ngược có thể dẫn đến “rối loạn hoang tưởng.” (Trong cuối tháng 1, “nếu chúng ta đeo khẩu trang thì đáng lẽ chúng ta đã có thể tự cứu lấy mình khỏi tác nhân gây bệnh,” Taleb nói với tôi.)

Tuy nhiên, đối với bất kỳ ai biết về công việc của ông ấy, sự bực tức của Taleb có vẻ hơi khiên cưỡng. Ông ấy nói chuyên môn của mình là “xác suất,” nhưng công việc của ông đang cho thấy rằng những điều ta không thể đoán trước ngày càng có thể xảy ra. Nếu ông ấy nói đúng về sự lây lan của đại dịch này thì đó là bởi vì ông ấy đã rất cảnh giác với các mối nguy hiểm của tính kết nối và phi tuyến tính nói chung, đối với đại dịch và các thảm họa ngẫu nhiên khác, mà COVID-19 là một tín hiệu báo bão. Taleb nói với tôi: “Tôi liên tục nhận được yêu cầu đưa ra danh sách bốn con thiên nga đen tiếp theo,” và điều đó hoàn toàn không đúng với mục tiêu của ông. Theo một cách nào đó, việc tập trung vào lời cảnh báo vào tháng 1 của ông ấy khiến chúng ta đi lệch khỏi mục tiêu chính của ông, đó là xây dựng các cấu trúc chính trị để các xã hội có thể đối phó tốt hơn với các sự kiện ngẫu nhiên.

Thật vậy, Taleb thường xuyên bực tức, đó là bởi các nhà kinh tế, quan chức, nhà báo và giám đốc điều hành — những “nhà kinh nghiệm ngây thơ” — những người nghĩ rằng ngày mai của chúng ta có thể sẽ rất giống như ngày hôm qua. Ông ấy giải thích trong một cuộc trò chuyện rằng đây là những người, khi khảo cứu các đường cong phân bố hình chuông, chỉ tập trung vào các trung tâm nhô cao của chúng và bỏ qua các “đuôi mập” có khả năng gây tai họa — những sự cố có vẻ “xa vời về mặt thống kê” nhưng “đóng góp phần lớn vào kết quả,” bằng cách tạo ra các phản ứng dây chuyền, ông nói. (Tuần trước, Tiến sĩ Phil nói với Laura Ingraham của Fox rằng chúng ta nên mở cửa đất nước một lần nữa, ông lưu ý về sự bất công khi “ba trăm sáu mươi nghìn người chết mỗi năm” vì các bể bơi — nhưng chúng ta không đóng cửa đất nước vì điều đó.” Đáp lại, Taleb đã tweet, “Chết đuối trong bể bơi là điều cực kỳ dễ lây lan và nhân bội.”) Những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm ngây thơ đã gieo rắc cho chúng ta, ông lập luận trong “The Black Swan”, trong “Mediocristan.” Chúng ta thực sự sống ở “Extremistan.” 1 — “bản chất cốt lõi của tôi,” ông nói. Trong mười hai năm tiếp theo, ông đã thực hiện hai trăm nghìn giao dịch và kiểm tra bảy mươi nghìn báo cáo quản lý rủi ro. Trên suốt chặng đường, ông đã phát triển một chiến lược đầu tư, trong đó ông chịu những khoản lỗ nhỏ, thường xuyên, nhưng lại thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ, dù không đều đặn — nghe có vẻ giống công việc của một nhà đầu tư mạo hiểm. Ông đã khảo sát, đặc biệt là các kịch bản phái sinh: các gói tài sản mà những cái “đuôi mập” — chẳng hạn như biến động giá — có thể làm các nhà giao dịch giàu hơn hoặc nghèo đi, và chúng làm như vậy theo quy luật cấp số nhân khi gia tăng quy mô của biến động.

Hơn nữa, đây là những năm mà, chạy theo Nhật Bản, các công ty sản xuất lớn của Hoa Kỳ đang chuyển đổi sang sản xuất “đúng lúc” (Just in Time), cụ thể là tích hợp và đồng bộ hóa chuỗi cung ứng, đồng thời dẹp bỏ các kho dự trữ những cấu kiện cần thiết, ủng hộ việc thu mua chúng trên hệ thống khi cần, thường dựa vào các nhà cung cấp đơn lẻ, được ủy quyền. Ý tưởng là giảm hàng tồn kho sẽ giảm chi phí. Nhưng Taleb, ngoại suy từ rủi ro giao dịch, tin rằng “quản lý mà không có các kho dự trữ là vô trách nhiệm,” bởi vì không bao giờ có thể tránh được hoàn toàn “các sự kiện đuôi mập.” Như tờ Harvard Business Review đã đưa tin trong tháng này, việc các nhà cung cấp Trung Quốc đóng cửa do đại dịch đã cản trở khả năng sản xuất của phần lớn các công ty phụ thuộc vào họ.

Sự xuất hiện của các mạng thông tin toàn cầu khiến Taleb càng thêm lo lắng. Ông đặc biệt khó chịu với quan điểm của các nhà kinh tế học, những người coi các mạng lưới này ổn định — những người cho rằng suy nghĩ hoặc hành động tiêu chuẩn, bắt nguồn từ một nhóm ngày càng mở rộng quy mô, sẽ tạo ra một tiêu chuẩn ngày càng dễ chấp nhận hơn – và những người tin rằng đám đông có trí tuệ, và đám đông càng lớn đồng nghĩa với sự khôn ngoan càng nhiều. Vì thế, việc người mua và người bán được kết nối với nhau thành một tổ chức được cho là sẽ tạo ra thị trường hợp lý hơn – một giả thuyết dường như để biện minh cho việc bãi bỏ quy định đối với các công cụ phái sinh, vào năm 2000, và làm đẩy nhanh sự sụp đổ của năm 2008 (cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu – lời người dịch).

Như Taleb đã nói với tôi, “Một mối nguy lớn luôn nằm ở việc có quá nhiều sự kết nối.” Sự gia tăng của các mạng toàn cầu, cả trực tiếp và trực tuyến, chắc chắn sẽ tích hợp nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn vào một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau và “mong manh” hơn: không chỉ các loại rủi ro như mầm bệnh mà còn cả vi rút máy tính, hoặc sự cố hack mạng thông tin, hay việc các cơ quan tài chính hoặc chính quyền tiểu bang quản lý thiếu thận trọng, hoặc các hành vi khủng bố gây chấn động. Bất kỳ sự kiện tiêu cực nào kể trên đều có thể tạo ra sự sụp đổ lan rộng, liên tiếp – một con thiên nga đen thực sự – giống như cách mà một máy biến áp gặp sự cố có thể làm sập một lưới điện.

two red and yellow owl ceramic figurines
Bất kỳ sự kiện tiêu cực nào kể trên đều có thể tạo ra sự sụp đổ lan rộng, liên tiếp – một con thiên nga đen thực sự – giống như cách mà một máy biến áp gặp sự cố có thể làm sập một lưới điện. Ảnh: Unsplash.

COVID-19 đã đẩy những công dân bình thường vào “tình trạng hỗn loạn” không phải ai cũng hiểu được, đây là điều mà các bài viết của Taleb đề cập đến. Ai biết được các quốc gia sẽ thay đổi như thế nào khi đại dịch kết thúc? Mọi thứ chúng ta biết, Taleb nói, đều không thể giữ nguyên. Ông ấy “quá chủ nghĩa thế giới” khi muốn các mạng toàn cầu được dỡ bỏ, ngay cả khi chúng có thể đã như vậy. Nhưng ông ấy muốn nó vận hành tương tự như “bộ ngắt mạch, các giao thức an toàn khi gặp sự cố và hệ thống dự phòng,” phần lớn điều này đã được ông ấy tóm tắt trong cuốn sách thứ tư và cũng là cuốn sách yêu thích của ông, “Antifragile,” xuất bản năm 2012. Đối với các quốc gia, ông ấy hình dung về các nguyên tắc chính trị và kinh tế tương tự như chiến lược đầu tư của mình: các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành công ty chấp nhận những khoản lợi nhuận quá nhỏ từ số tiền đầu tư của họ, trong khi bảo vệ bản thân khỏi thua lỗ thê thảm.

Bất kỳ ai đã đọc bài báo Federalist Papers (Tạm dịch: Bài báo về người theo chủ nghĩa liên bang) đều có thể thấy những gì ông ấy đang đạt được. “Tam quyền phân lập” không hẳn là mô hình chính phủ hiệu quả nhất; cần phải qua một quy trình phức tạp nếu muốn hoàn thành một việc gì đó, sẽ rất tốn thời gian để xây dựng sự đồng thuận trong bối cảnh quyền lực bị phân tán. Nhưng James Madison hiểu rằng chế độ chuyên chế – dù nó có xa vời với suy nghĩ của những vị Tổng thống khả dĩ trong thế hệ của ông ấy – ẩn chứa rất nhiều tai họa đối với một nền cộng hòa, và quá mới trong thân phận con người, đến mức nó phải được điều chỉnh về cấu trúc. Đối với Taleb, một quốc gia chống phân mảnh sẽ khuyến khích việc phân phối quyền lực giữa các thực thể nhỏ hơn, địa phương hơn, thử nghiệm và tự cung tự cấp – nói tóm lại, xây dựng một hệ thống có thể tồn tại những căng thẳng ngẫu nhiên, thay vì phá vỡ bất kỳ một thực thể cụ thể nào. (Từ của ông ấy cho sự phân phối có lợi này là “fractal (phân dạng)”.)

Taleb nói với tôi rằng chúng ta nên can ngăn việc tập trung quyền lực vào các tập đoàn lớn, “bao gồm cả việc hạn chế nghiêm ngặt hành vi vận động hành lang.” “Khi 1% dân số nắm giữ 50% thu nhập, thì đó là một cái đuôi mập.” Các công ty sẽ không thể kiếm tiền từ quyền lực độc quyền, “từ việc trục lợi” — sử dụng quyền lực không nhằm xây dựng thứ gì đó, mà là để bòn rút một phần thặng dư ngày càng lớn. Cần mở rộng quyền hạn của chính quyền các tiểu bang và thậm chí các quận hạt, một cách có kiểm soát và đảm bảo trách nhiệm giải trình “từ dưới lên”. Điều này có thể tạo ra các doanh nghiệp mới và thúc đẩy những phương pháp giáo dục mới nhấn mạnh “học để giải quyết vấn đề và học để áp dụng vào thực tiễn công việc tương lai” thay vì chứng chỉ học thuật thuần túy. Ông cho rằng “chúng ta nên có Ngày Khởi nghiệp quốc gia”.

Nhưng Taleb không cho rằng chính phủ nên bỏ rơi những công dân phải gánh chịu hậu quả thảm khốc từ những sự kiện mà họ không thể lường trước hoặc kiểm soát được. (Ông ấy đã dành tặng cuốn sách “Skin in the Game,” được xuất bản vào năm 2018, cho Ron Paul và Ralph Nader.) Ông ấy nói với tôi, “Nhà nước không nên tạo thuận lợi để bạn có một cuộc đời thuận buồm xuôi gió, giống như một người mẹ Lebanon, mà nên ở đó để can thiệp vào những thời điểm tiêu cực, giống như một ông chú Lebanon giàu có. ”Ví dụ, ngay bây giờ chính phủ thực sự nên gửi séc cho những người thất nghiệp và lao động hợp đồng. (“Bạn không cứu trợ các công ty, bạn cứu trợ các cá nhân.”) Bên cạnh đó, ông ấy đề xuất Nhà nước nên đảm bảo cho người dân một khoản thu nhập cơ bản, đây cũng là điều Andrew Yang, người mà ông ấy ngưỡng mộ, đã tán thành. Đặc biệt, chính phủ nên là nhà bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, mặc dù Taleb không thích một hệ thống chăm sóc y tế cho tất cả mọi người được điều hành tập trung, ông ấy thích một hệ thống giống như của Canada, do các tỉnh bang kiểm soát. Và, giống như các nhà quản lý chuỗi cung ứng đầy trách nhiệm, chính phủ liên bang nên tạo ra các vùng đệm chống lại các thảm họa sức khỏe cộng đồng: “Nếu đã có thể chi hàng nghìn tỷ vào việc tích trữ vũ khí hạt nhân, thì chính phủ phải chi hàng chục tỷ để dự trữ máy thở và bộ dụng cụ xét nghiệm.”

Đồng thời, Taleb kiên quyết phản đối việc nhà nước đang gánh khoản nợ quá nặng nề. Thay vào đó, ông nghĩ rằng những người giàu nên bị đánh thuế theo một tỷ lệ chênh lệch, nếu cần, “tuy vậy càng cục bộ càng tốt.” Chìa khóa là “xây dựng vào những ngày tốt đẹp,” khi nền kinh tế đang phát triển và giảm bớt nợ, mà ông gọi là “sự chuyển nhượng giữa các thế hệ.” Sau đó, chính phủ nên khuyến khích một loạt các quy tắc quản lý chiết trung: vạch ra các biên giới về mặt hành chính, thậm chí xuống tới cấp thị trấn, nơi có thể bị đóng cửa trong trường hợp khẩn cấp về dịch tễ; có các ngân hàng và tập đoàn nắm giữ lượng tiền mặt dự trữ lớn hơn, để họ có thể độc lập hơn với sự biến động của thị trường; và đảm bảo rằng các hệ thống sản xuất, vận chuyển, thông tin và chăm sóc sức khỏe có các bộ phận lưu trữ và xử lý dự phòng. (“Đó là lý do tại sao thiên nhiên ban tặng cho chúng ta hai quả thận.”) Taleb đặc biệt quan tâm đến việc ngăn chặn “rủi ro đạo đức,” chẳng hạn như rủi ro của các chủ ngân hàng làm giàu bằng cá cược và thua tiền của người khác. “Trong Bộ luật Hammurabi, nếu một ngôi nhà đổ vào và giết chết bạn, kiến ​​trúc sư sẽ bị xử tử,” ông ấy nói với tôi. Tương ứng, bất kỳ công ty hoặc ngân hàng nào nhận được gói cứu trợ nên biết trước rằng các giám đốc điều hành của họ bị sa thải, và các cổ đông của họ bị suy giảm quyền lực. “Nếu nhà nước giúp bạn, thì người nộp thuế sở hữu bạn.”

Một số nguyên tắc của Taleb dường như không hơn những thử nghiệm tư duy, hoặc không phù hợp với những nguyên tắc khác. Làm thế nào để đánh thêm thuế cục bộ hoặc đóng cửa biên giới thị trấn? Nếu người nộp thuế sở hữu cổ phần của công ty, điều này có nghĩa là các công ty có thể bị quốc hữu hóa, chia tách hoặc bị quản lý nghiêm ngặt? Nhưng yêu cầu Taleb mô tả khả năng chống phân mảnh đến cuối cùng lại giống như yêu cầu muốn rút lại chủ quyền của Thomas Hobbes. Một thách thức quan trọng hơn là làm sao để lường trước được nguy cơ có thể xảy đến khi thiết kế hoặc ứng biến các giải pháp chính trị; xã hội không thể chịu đựng nổi những quan niệm ‘màu hồng’ về cách mọi thứ hoạt động. “Lái xe về nhà với tốc độ 200 km một giờ là một phương án lý tưởng,” ông ấy nói với tôi. “Nhưng tôi cá là bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được đến tốc độ đó.”


  1. Taleb (Tác giả cuốn “Thiên Nga đen”) cho rằng con người có xu hướng bỏ qua các biến cố lớn với xác suất thấp bởi “các chuyên gia” thường đưa ra dự báo dựa vào các mối liên hệ đã được quan sát trong quá khứ. Ông chia các hiện tượng thành hai loại và đặt tên chúng là Mediocristan (Bình thường) và Extremistan (Cực độ).

    Loại Mediocristan thường có độ ngẫu nhiên thấp như chiều cao, cân nặng, chỉ số IQ, thu nhập của giáo viên; còn loại Extremistan có độ ngẫu nhiên cao có sự phân bổ khác thường không tiên đoán được như tài sản, dân số của các thành phố, thiệt hại do động đất, giá hàng hóa và chứng khoán.[/foonote]

    man in white long sleeve shirt and pants holding stop sign
    COVID-19 đã đẩy những công dân bình thường vào “tình trạng hỗn loạn” không phải ai cũng hiểu được. Ảnh: Unsplash

    Taleb, sáu mươi mốt tuổi, thực sự đã từng kinh qua cảm giác khó chịu này. Khi còn là một thanh niên, ông đã sống qua cuộc nội chiến ở Lebanon, cuộc nội chiến bắt nguồn từ sự kiện dân quân Palestine thoát khỏi một cuộc đàn áp của người Jordan vào năm 1971, và dẫn đến các cuộc đụng độ đẫm máu giữa những tín hữu Công giáo Maronite và người Hồi giáo dòng Sunni, kéo theo cả người Hồi giáo dòng Shiite, Druze và cả người Syria. Cuộc xung đột kéo dài mười lăm năm và khiến khoảng chín mươi nghìn người thiệt mạng. “Những sự kiện này không thể giải thích được, nhưng những người thông minh nghĩ rằng họ có khả năng đưa ra những lý lẽ thuyết phục để giải thích chúng — sau khi thực tế xảy ra,” Taleb viết trong “The Black Swan.” “Người càng thông minh thì lời giải thích càng hay ho.” Nhưng đâu ai có thể đoán trước được “những người tưởng như là hình mẫu của lòng khoan dung lại có thể trở thành kẻ man rợ nhất ngay trong một sớm một chiều?” Trong bối cảnh một thế kỷ 20 đầy tàn khốc, câu hỏi này thoạt nghe có vẻ khó hiểu, nhưng Taleb là ‘nhân chứng sống’ trải qua cuộc chiến đột ngột này. Suy nghĩ của ông xoay quanh cuộc chiến, và rồi ông cảm thấy bị tổn thương, bởi những phép ngoại suy từ một điều bình thường ảo tưởng — sự xấu xa của cái tầm thường. Ông viết: “Sau này, tôi cũng nhận thấy cách con người ảo tưởng rằng mình hiểu rõ về sự thắng lợi trong kinh doanh và thị trường tài chính cũng giống hệt như vậy.”

    “Sau này” bắt đầu vào năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học ở Paris, và hoàn tất chương trình Wharton M.B.A., Taleb trở thành một nhà giao dịch quyền chọn (options trader)[footnote]Trong tài chính, Quyền chọn (tiếng Anh: option) là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh (derivative securities) cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước. Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai. Đọc thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_ch%E1%BB%8Dn_(t%C3%A0i_ch%C3%ADnh)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

đọc thêm
Mới nhất